Free Porn
xbporn

https://www.bangspankxxx.com

Tuyển Dụng

Liên Hệ

HomeGÓC CHUYÊN GIANHÀ Ở NÀO KHÔNG ĐƯỢC CHO MƯỢN?

NHÀ Ở NÀO KHÔNG ĐƯỢC CHO MƯỢN?

Nhà ở là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản ngoại trừ nhà công vụ, nhà ở xã hội, nhà ở thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Các nhà ở loại này có đặc điểm chung đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và Nhà nước chỉ cho thuê hoặc cho thuê mua.

Cho mượn nhà ở là một trong các hành thức của giao dịch nhà ở được quy định tại Điều 117 Luật Nhà ở năm 2014. Ngoài ra, đã có những quy định dành riêng cho giao dịch cho mượn nhà, khẳng định thêm về khả năng nhà ở trở thành đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.

Tuy nhiên, khả năng trở thành đối tượng của hợp đồng mượn tài sản không được dành cho mọi loại nhà ở. Luật Nhà ở năm 2014 có đề cập đến một số ngoại lệ về nhà ở không được cho mượn, bao gồm:

1. Nhà công vụ

Nhà công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy định của Luật Nhà ở thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác (khoản 5, Điều 3 Luật Nhà ở).

Việc hạn chế khả năng cho mượn nhà ở công vụ được quy định tại khoản 2 Điều 34 về nghĩa vụ của người thuê nhà ở công vụ: “không được cho thuê lại, cho mượn, uỷ quyền quản lý nhà ở công vụ”. Do chủ thể của nhà ở công vụ là những chủ thể đặc biệt, để sử dụng nhà ở công vụ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định. Mặt khác, các đối tượng sử dụng nhà ở công vụ cũng chỉ được sử dụng dưới hình thức thuê và chỉ sử dụng để ở, không được chuyển quyền sử dụng cho một chủ thể khác thông qua cho thuê lai, uỷ quyền quản lý hay cho mượn.

2. Nhà ở xã hội

Theo quy định của Luật Nhà ở, bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này (Khoản 3 Điều 62).

Theo đó, nhà ở xã hội không thể trở thành đối tượng của hợp đồng mượn tài sản. Việc hạn chế này xuất phát từ mục đích sử dụng của nhà ở xã hội là để ổn định chỗ ở cho người có thu nhập thấp hoặc một số đối tượng khác được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở trong xã hội. Vì vậy, nếu cho phép các đối tượng này thực hiện các giao dịch đối với nhà ở xã hội một cách tự do có thể dẫn đến tình trạng chuyển giao quyền sử dụng nhà ở sang cho chủ thể khác và lại tiếp tục gặp khó khăn về chỗ ở.

3. Nhà ở thuộc quyền sở hữu Nhà nước

Khoản 1 Điều 84 Luật Nhà ở quy định nhà ở thuộc quyền sở hữu Nhà nước sẽ bị thu hồi nếu bên thuê, thuê mua sử dụng nhà ở tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở. Từ đó cho thấy khả năng hạn chế của nhà ở thuộc quyền sở hữu Nhà nước trong việc tham gia một số giao dịch, trong đó có cho mượn. Việc cho mượn nhà ở thuộc quyền sở hữu Nhà nước chỉ được thực hiện nếu có sự đồng ý của Nhà nước.

Như vậy, nhà ở là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản ngoại trừ nhà công vụ, nhà ở xã hội, nhà ở thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Các nhà ở loại này có đặc điểm chung đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và Nhà nước chỉ cho thuê hoặc cho thuê mua. Bên thuê hoặc bên thuê mua chỉ có quyền sử dụng, không có quyền định đoạt thông qua các giao dịch nói chung và giao dịch cho mượn tài sản nói riêng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Số 1 Hà Nội. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, nhanh chóng cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có vướng mắc các vấn đề pháp lý liên quan.
Mọi thắc mắc của Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
  • Điện thoại: 024.6656.9880 – Hotline: 096.128.9933
  • Email: luatso1hanoi@gmail.com
  • Fanpage: Công ty Luật Số 1-HN
  • Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà số 33 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

Tin tức

dịch vụ luật sư

error: Alert: Content is protected !!