Trước tình trạng đất đai canh tác của người dân manh mún, bỏ hoang trong khi doanh nghiệp khó tiếp cận được đất nông nghiệp diện tích lớn để canh tác, mô hình “ngân hàng đất nông nghiệp” theo Dự thảo Luật Đất đai mới nhất được kỳ vọng sẽ giải quyết được tình trạng này.
Trao đổi với Báo Đô Thị mới, Luật sư Phạm Thị Thu – Giám đốc Công ty Luật số 1 Hà Nội cho biết: Mô hình “ngân hàng đất nông nghiệp” là mô hình tiên tiến đã được nhiều nước thực hiện từ trước đó. Với mô hình này người nông dân có đất có thể đưa đất vào “ngân hàng đất nông nghiệp”, sau đó các “ngân hàng đất nông nghiệp” sẽ cho các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thuê lại, từ đó, người dân không có nhu cầu sử dụng đất vẫn có lợi nhuận khi được trả chi phí từ hệ thống “ngân hàng đất nông nghiệp”, hoặc có thể lấy lại đất để sản xuất, canh tác khi có nhu cầu.
Điển hình như ở Nhật Bản, mô hình này được thành lập với các chi nhánh ở khắp các địa phương, nhằm thúc đẩy quá trình tập trung đất đai. Thông qua ngân hàng đất nông nghiệp, Chính phủ Nhật Bản thu hồi hoặc mua đất nông nghiệp hoang hóa, sau đó cho các công ty lớn thuê lại để canh tác.
Tại Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển cho thu nhập cao” đã định hướng “xây dựng quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp”. Thực hiện chủ trương này, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung quy định về ngân hàng đất nông nghiệp. Đây là quy định khá mới ở Việt Nam, các đạo luật về đất đai trước kia chưa quy định về vấn đề này.
Cụ thể, dự thảo luật quy định, ngân hàng đất nông nghiệp là doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Ngân hàng đất nông nghiệp có chức năng tạo lập quỹ đất nông nghiệp thông qua việc thuê quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận ký gửi quyền sử dụng đất nông nghiệp; cho nhà đầu tư có nhu cầu thuê, thuê lại đất để sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động của ngân hàng đất nông nghiệp không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
Kinh phí hoạt động của ngân hàng đất nông nghiệp được cấp từ ngân sách nhà nước; ứng từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác; vay từ các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam; huy động vốn của các tổ chức, cá nhân và các nguồn khác theo quy định của pháp luật để thực hiện việc tạo lập quỹ đất.
Để có cách hiểu thống nhất về vấn đề ngân hàng đất nông nghiệp, Luật sư Phạm Thị Thu cho rằng Dự thảo luật cần giải thích cụ thể về khái niệm tích tụ đất nông nghiệp, khái niệm tập trung đất nông nghiệp.
Đồng thời sửa đổi, bổ sung quy định về hạn mức sử dụng đất nông nghiệp theo hướng không nên quy định về hạn mức giao đất, cho thuê đất nông nghiệp mà thay thế bằng việc bổ sung quy định chính sách thuế để điều chỉnh quy mô sử dụng đất nông nghiệp và vẫn duy trì một nền nông nghiệp trực canh, để đảm bảo người có tiền gom đất trục lợi;
______________________
Công ty Luật Số 1 Hà Nội chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, nhanh chóng cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có vướng mắc các vấn đề pháp lý liên quan.
Mọi thắc mắc của Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
- Điện thoại: 024.6656.9880 – Hotline: 096.128.9933
- Email: luatso1hanoi@gmail.com
- Fanpage: Công ty Luật Số 1-HN
- Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà số 33 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.